Chủ Nhật, 23 tháng 2, 2020

Gà nướng kiểu Thái bán hơn 200 con mỗi ngày

Gà nướng kiểu Thái bán hơn 200 con mỗi ngày - VnExpress
VnExpress
   

Gà nướng kiểu Thái bán hơn 200 con mỗi ngày

TP HCMMón gà đặc trưng của vùng Lampang, phía bắc Thái Lan được ướp bằng 100 loại gia vị và trộn bằng máy. Mỗi phần gà có giá 150.000 đồng.

Trần Huy

Food Chủ nhật, 23/2/2020, 00:00 (GMT+7)

VnExpress

© Copyright 1997 VnExpress, All rights reserved.

® VnExpress giữ bản quyền nội dung trên website này.

VnExpress tuyển dụng Liên hệ: Quảng cáo / Tòa soạn

Đường dây nóng: 083.888.0123 (HN) - 082.233.3555 (TP HCM)

 

Thứ Bảy, 22 tháng 2, 2020

Không phải tìm kiếm đâu xa, màn hình gập chính là tương lai của công nghệ

Thật khó có thể tìm được công nghệ smartphone nào còn hấp dẫn người dùng vào thời điểm hiện tại, thế nhưng những gì đang diễn ra gần đây cho thấy, có một thứ đang thách thức với thực tế đó: các thiết bị màn hình gập.

Với những sản phẩm như Galaxy Fold ra mắt vào đầu năm ngoái, gần đây hơn là Motorola Razr và đặc biệt là Galaxy Z Flip, dù vẫn còn nhiều trắc trở, nhưng đây là những sản phẩm thực sự khiến người dùng cảm thấy sự kỳ diệu đang quay trở lại với smartphone.

Điều đó rất dễ hiểu. Hầu như mọi người đều cảm nhận được ngay lợi ích mà công nghệ màn hình gập mang lại cho họ: biến một thiết bị màn hình lớn nằm vừa trong lòng bàn tay họ. Theo ông Taejoong Kim, Phó chủ tịch phụ trách nhóm thiết kế sản phẩm của Samsung, phát biểu trong buổi phỏng vấn kín tại San Francisco vừa qua, đó là một nhu cầu "trái khoáy" của người dùng:

Không phải tìm kiếm đâu xa, màn hình gập chính là tương lai của công nghệ - Ảnh 1.

Galaxy Fold - smartphone màn hình gập đầu tiên của Samsung.

" Nhu cầu của người tiêu dùng đối với smartphone đang ngày càng trở nên trái khoáy hơn. Họ muốn màn hình càng ngày càng lớn hơn cùng lúc với việc càng ngày càng dễ cầm nắm hơn. Để đáp ứng các nhu cầu khác biệt đó, chúng tôi tập trung vào công nghệ màn hình gập ."

Nhưng liệu đây có phải một xu hướng nhất thời hay đây là một tương lai mới?

Trên thực tế, nhu cầu mang theo một màn hình lớn để có thể đọc một cách dễ dàng các nội dung trên đó chưa bao giờ lỗi thời. Các smartphone với màn hình ngày một lớn cũng là để phục vụ điều này.

Và bởi vì những nội dung trên màn hình smartphone đang ngày một nhiều thêm, việc mở một thiết bị màn hình lớn ra sẽ làm giảm thời gian bạn dành ra để nhìn chằm chằm vào màn hình – và quả thật, điều đó đang ngày càng quan trọng hơn vào lúc này.

Chắc chắn chúng chưa hoàn hảo khi những vết nhăn vẫn có nhận thấy khi nhìn kỹ vào màn hình. Nhưng cũng giống như những khuyết điểm smartphone từng gặp phải khi mới ra mắt, một khi người dùng bắt đầu sử dụng nó, những vấn đề như vết lõm trên màn hình này nhanh chóng biến mất và trở nên không còn quan trọng nữa.

Không phải tìm kiếm đâu xa, màn hình gập chính là tương lai của công nghệ - Ảnh 2.

Galaxy Z Flip trong buổi ra mắt.

Uốn cong để thay đổi

Trong khi những khuyết điểm của nó thu hút sự chú ý của mọi người, những gì mà nó mang lại còn hấp dẫn người dùng hơn gấp bội. Số người quan tâm đến các thiết bị màn hình gập cũng như số người muốn sở hữu một trong số các thiết bị đó chưa bao giờ thôi khiến người ta kinh ngạc.

Ví dụ dễ thấy nhất là trong sự kiện Samsung Galaxy Unpacked vừa qua, nơi Galaxy Z Flip ra mắt. Số lượng các phóng viên, các YouTuber và những khách mời vây quanh các bàn trưng bày Z Flip để có thể dùng thử nó còn nhiều hơn số người vây quanh bất kỳ chiếc flagship mới ra mắt nào.

Và xu hướng màn hình gập đang vươn ra ngoài smartphone. Lenovo mới giới thiệu chiếc laptop ThinkPad X1 Fold, chiếc laptop màn hình gập dự kiến xuất xưởng vào cuối năm nay. Nó cho thấy, laptop màn hình gập đang bắt đầu đi những bước đầu tiên của mình.

Liệu mức giá cao có phải là rào cản?

Giống như bất kỳ loại công nghệ đột phá nào khi mới ra mắt, mức giá của nó đều khá cao so với mức chấp nhận được của đại đa số người mua. Trong khi Galaxy Fold có giá đến 1.980 USD, Motorola Razr có giá đến 1.500 USD, Galaxy Z Flip dù thấp hơn cũng có giá đến 1.380 USD.

Nhưng rất có thể trong vòng 18 tháng đến 2 năm tới – mức giá này sẽ giảm xuống Biên dịch dưới 1.000 USD và khi đó doanh số chắc chắn sẽ gia tăng mạnh mẽ hơn và trở thành một sản phẩm phổ thông hơn với người dùng.

Không phải tìm kiếm đâu xa, màn hình gập chính là tương lai của công nghệ - Ảnh 3.

Màn hình gập đã mang lại cơ hội hồi sinh tên tuổi một thời - Motorola Razr.

Nhưng còn độ bền của chúng thì sao? Đó là vấn đề đang được nhiều người chú ý – đặc biệt sau những màn tra tấn khủng khiếp mà các YouTuber dành cho chúng – nhưng đây chắc chắn không phải cách mà chúng ta đối xử hàng ngày với smartphone của mình.

Mặc dù vậy chúng ta cũng đừng quên rằng, trong buổi bình minh của smartphone, chúng cũng chẳng hề có chống được nước hay bụi bẩn, cho đến khi cuộc cạnh tranh giành thị phần biến những điều này thành một tiêu chuẩn.

Hiện tại chúng ta cũng đang ở thời điểm tương tự của các thiết bị màn hình gập. Vẫn còn vô số những yếu tố về phần cứng và phần mềm mà chúng ta có thể tinh chỉnh và tối ưu, cả về chất lượng cũng như trải nghiệm sử dụng thiết bị.

Nhưng ngay cả khi chúng vẫn chưa đạt đến độ hoàn thiện, công nghệ màn hình gập vẫn đang hấp dẫn và mang lại lợi ích cho nhiều người đến mức gần như chắc chắn rằng, màn hình gập là công nghệ của tương lai.





Chủ tịch MWG: Sẽ tập trung vào dịch vụ, không theo con đường 'đốt tiền' của Lazada, Shopee hay Tiki

Chủ tịch MWG: Sẽ tập trung vào dịch vụ, không theo con đường 'đốt tiền' của Lazada, Shopee hay Tiki
Xem bản thử nghiệm

TIN MỚI!

Đọc nhanh >>

VN-Index:

GTGD: tỷ VNĐ

HNX-Index:

GTGD: tỷ VNĐ

Chủ tịch MWG: Sẽ tập trung vào dịch vụ, không theo con đường 'đốt tiền' của Lazada, Shopee hay Tiki

22-02-2020 - 11:15 AM Doanh nghiệp

Ứng dụng mua sắm cho khách hàng trung thành của MWG dự kiến ra mắt chính thức trong quý III.MWG chủ trương không cạnh tranh giá trong kênh online mà tập trung cung cấp dịch vụ khác biệt.Dịch Covid chưa có tác động trong ngắn hạn, MWG không thay đổi kế hoạch kinh doanh.

Biên dịch

Trong buổi chia sẻ mới đây, Chủ tịch công ty Đầu Tư Thế Giới Di động ( HoSE: MWG ) - ông Nguyễn Đức Tài cho biết ứng dụng mua sắm cho khách hàng trung thành (customer loyalty) đang khởi động. Theo đó, công ty dự kiến cho ra một "super app" (siêu ứng dụng) vào quý III năm nay, các công tác xây dựng ứng dụng đã cơ bản hoàn thành và đang bắt đầu thử nghiệm. Ứng dụng này có thể kết nối vài chục triệu khách hàng của công ty.

MWG đang sở hữu hệ sinh thái bán lẻ và tập khách hàng lớn khi có hệ thống hơn 3.000 cửa hàng bao gồm chuỗi bán lẻ điện thoại Thế Giới Di Động (TGDĐ) và Điện Thoại Siêu Rẻ (ĐTSR), chuỗi bán lẻ điện máy Điện Máy Xanh (ĐMX), chuỗi bán lẻ thực phẩm tiêu dùng Bách Hóa Xanh (BHX).

Chủ tịch MWG: Sẽ tập trung vào dịch vụ, không theo con đường đốt tiền của Lazada, Shopee hay Tiki - Ảnh 1.

Hệ thống cửa hàng của MWG tính đến hết tháng 1.

Không chủ trương cạnh tranh giá online

Doanh số và tỷ trọng đóng góp của kênh bán hàng online đang giảm trong cơ cấu bán hàng của MWG, đặc biệt là quý I năm nay. Công ty phải tăng cường nguồn lực để phục vụ lượng khách đến mua trực tiếp ở cửa hàng mùa Tết, trong khi đơn hàng online chậm hơn. Tỷ trọng online dự kiến quay lại sau Tết vào khoảng 10-12%.

Ngoài ra, từ giữa năm ngoái, MWG cũng thực hiện chính sách đồng giá giữa online và offline khiến tỷ trọng mua hàng trực tuyến giảm đi.

Nói riêng về mô hình thương mại điện tử (Lazada, Shopee, Tiki…), chủ tịch MWG cho biết Thế giới Di Động sẽ không tập trung vào giá để cạnh tranh. Đây là cuộc đua đốt tiền và thị trường chỉ dành cho người dẫn đầu, ông khẳng định MWG sẽ không đi vào con đường đó.

“Chúng tôi không cạnh tranh về giá mà tập trung vào dịch vụ. Chúng tôi sẽ đưa dịch vụ mà các hãng khác khó lòng thực hiện được”, ông Tài chia sẻ.

Trong chính sách bán hàng online của mình, MWG đang bán hàng chính hãng với thời gian 30 phút – 2 giờ trong bán kính 20km và có giao cuối tuần. Công ty miễn phí giao hàng cho đơn hàng từ 200.000 đồng trở lên. Công ty sẽ mang 2 sản phẩm có màu sắc khác nhau cùng phụ kiện liên quan để khách hàng cân nhắc, có nhân viên kỹ thuật hỗ trợ. Chế độ bảo hành 1 tháng chỉ bằng số điện thoại tại 2.000 điểm giao dịch…

Không gặp vấn đề lớn về nguồn cung do dịch Covid-19

Một trong những vấn đề lo ngại là tác động của dịch viêm phổi cấp Covid-19 đến nguồn cung của MWG. Ông Tài cho biết công ty đã có nhiều kế hoạch khác nhau để ứng phó với tình hình và chưa gặp vấn đề lớn về nguồn cung trong ngắn hạn. Tuy nhiên, nếu tình hình dịch bệnh vẫn kéo dài hơn dự kiến thì có khả năng thiếu hụt về nguồn hàng.

Hiện nay MWG có chính sách tồn kho khoảng 2-3 tháng cho các mặt hàng tại TGDĐ và khoảng 3-4 tháng cho hệ thống ĐMX. Sau Tết cũng là là thấp điểm kinh doanh điện máy, lãnh đạo MWG nói rằng lưu lượng có sụt giảm nhưng không tác động nghiêm trọng lên doanh thu, tuy nhiên nhìn xa hơn thì dịch bệnh có thể tác động ít nhiều.

Chủ tịch MWG: Sẽ tập trung vào dịch vụ, không theo con đường đốt tiền của Lazada, Shopee hay Tiki - Ảnh 2.

MWG có tồn kho hàng điện máy khoảng 3-4 tháng.

MWG cho biết các nhà cung ứng đã sản xuất sản phẩm theo hợp đồng nhưng bị hạn chế ở cửa khẩu, chưa chuyển về hệ thống kho. Ông Tài tự tin rằng nguồn hàng của MWG vẫn được đảm bảo đến tháng 5-6 dù cho dịch bệnh kéo dài.

Với vấn đề kích cầu, chủ tịch MWG khẳng định sẽ không lợi dụng tình hình dịch bệnh để tạo cầu ảo, công ty sẽ đi theo hướng kiểm soát chi phí để tăng lợi nhuận. MWG vẫn tiếp tục giữ kế hoạch kinh doanh năm 2020 nhưng cũng phải nổ lực nhiều hơn dự tính.

Theo kế hoạch kinh doanh đã đề ra cho năm 2020, MWG đặt chỉ tiêu doanh thu 122.554 tỷ đồng và lãi sau thuế 4.835 tỷ đồng. Các mục tiêu này ghi nhận mức tăng lần lượt 20% và 26% so với năm 2019.

Theo Huy Lê

NDH

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM

Ban biên tập CafeF

Địa chỉ: Tầng 21 Tòa nhà Center Building. Số 1 Nguyễn Huy Tưởng, Thanh Xuân, Hà Nội.

Điện thoại: 024 7309 5555 Máy lẻ 292. Fax: 024-39744082

Email: info@cafef.vn Hotline: 0926 864 344

Chịu trách nhiệm nội dung: Ông Nguyễn Thế Tân

Liên hệ quảng cáo

Hotline: 0942 86 11 33

Email: doanhnghiep@admicro.vn

Công ty Cổ phần VCCorp

© Copyright 2007 - 2020 - Công ty Cổ phần VCCorp.

Giấy phép thiết lập trang thông tin điện tử tổng hợp trên mạng số 2216/GP-TTĐT do Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội cấp ngày 10 tháng 4 năm 2019.

Thỏa thuận chia sẻ nội dung Chính sách bảo mật

Ghi rõ nguồn "CafeF" khi phát hành lại thông tin từ kênh thông tin này.

Trở lên trên